THIẾT BỊ HỢP KHỐI FPR
1. Khái quát về thiết bị hợp khối FRP
- Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt, y tế FRP còn có tên gọi khác là thiết bị hợp khối FRP, là loại bồn xử lý nước thải có phạm vi công suất xử lý từ 40 – 600m3/ngày đêm, với tiêu chí đơn giản, hiệu quả, giá cả phù hợp cho các doanh nghiệp và bệnh viện đang tìm một giải pháp để xử lý lượng nước thải sinh hoạt tại đơn vị của mình.
- Chủ yếu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện có mặt bằng nhỏ, diện tích hạn chế, các hạng mục xử lý nước thải xây dựng chiếm diện tích, mất mĩ quan, gây mùi. Vì thiết bị hợp khối FRP ra đời, nhằm giải quết triệt để các vấn đề trên, mà vẫn đạt hiệu quả xử lý tối ưu nhất.
- Ngoài ra, 1 số doanh nghiệp việc kết hợp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt vào chung 1 hệ thống vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, diện tích xây dựng, công tác vận hành. Thì việc lắp đặt thiết bị hợp khối cho hệ thống xử lý hóa lý, trước khi đi vào bể gom chung của hệ thống xử lý nước sinh hoạt cũng sẽ được áp dụng.
2. Cấu tạo của thiết bị hợp khối FRP
Thiết bị xử lý nước thải FRP bao gồm nhiều bồn chứa có liên kết với nhau thông qua các gân tăng cứng bằng thép được bọc phủ Composite (FRP) bên ngoài, nhờ có lớp phủ này mà các gân tăng hay bồn chứa không sợ bị oxit và các loại dung môi khác ăn mòn.
2.1. Thiết bị hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện
Trong bồn xử lý nước thải sinh hoạt gồm có năm ngăn với những chức năng xử lý riêng biệt, bao gồm ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí, ngăn lắng, ngăn khử trùng và cuối cùng là ngăn chứa bùn.
a. Ngăn Thiếu khí
Đây là ngăn đầu tiên của thiết bị, chuyên dùng để khử nitơ và các chất hữu cơ có trong nước thải. Thông thường, máy khuấy hoặc hệ thống phân phối khí thô sẽ được lắp đặt dưới đáy ngăn để tăng độ đồng đều của nước thải và không cho bùn sinh học lắng xuống dưới đáy bể.
b. Ngăn Hiếu khí có thể kết hợp ngăn MBR
Đây là ngăn tiếp theo, tại đây các tạp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm sẽ được thiết bị chuyển hóa thành CO2, H20, NO3-, N2 và sinh khối. Ở ngăn thứ hai hệ thống phân phối khí mịn sẽ được lắp đặt dưới đáy ngăn nhằm cung cấp O2 cho toàn bộ quá trình xử lý và trộn đều bùn hoạt tính với các chất ô nhiễm, đặc biệt trong ngăn thiếu khí và ngăn hiếu khí sẽ có đệm vi sinh để tăng mật độ bùn hoạt tính trong bể xử lý, giúp giảm thời gian xử lý nước thải trong bể.
c. Ngăn lắng
Tại đây, các bông cặn tồn dư từ ngăn hiếu khí sẽ được lắng để tách ra khỏi dòng nước trước khi tiến vào ngăn khử trùng. Trong ngăn lắng có đường tuần hoàn bùn về bể thiếu khí nhằm khử nitơ có trong nước thải và duy trì mật độ bùn hoạt tình ở bể xử lý của ngăn hiếu khí, đồng thời phần bùn dư trong toàn bộ quá trình sẽ được thải bỏ để tránh gây hại tới thiết bị.
d. Ngăn khử trùng
- Sau khi dòng nước được lắng cặn và chảy qua ngăn khử trùng thì hóa chất chuyên dụng để khử trùng như NaOCl sẽ được bơm cấp vào thiết bị hoặc thả vào dưới dạng viên nén để khử vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh trong nước.
- Đây là khâu thứ tư nhưng cũng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quy trình xử lý nước thải vì ngăn tiếp theo trong thiết bị chỉ dùng để chứa bùn thải, nước thải sinh hoạt sau khi đến bước này sẽ đạt yêu cầu cho phép về quy chuẩn nước thải sinh hoạt của bộ môi trường.
e. Ngăn chứa bùn
Đường tuần hoàn bùn từ ngăn lắng sẽ đưa phần bùn dư vào ngăn chứa bùn, phần nước trong được chảy về ngăn thiếu khí để xử lý còn bùn thì được lưu lại một thời gian trước khi sinh khối trong bùn tự phân hủy và giảm khối lượng. Thời gian để phần bùn thải tồn đọng được đem đi xử lý là khoảng 2 – 3 tháng, đây là mặc định và còn tùy theo địa điểm lắp đặt và công suất xử lý mà thời gian này sẽ chênh lệch theo.
2.2. Thiết bị hợp khối xử lý nước thải công nghiệp
Đối với hệ thống xử lý hóa lý thiết bị hợp khối gồm có 4 ngăn: ngăn trung hòa, ngăn keo tụ, ngăn tạo bông, và ngăn lắng.
a. Ngăn Trung hòa
Nước được bơm từ bể điều hòa vào ngăn trung hòa, tại ngăn này đầu đo kiểm soát pH cho biết lượng hóa chất cần trung hòa, để nguồn nước thải đầu vào đạt pH cho phản ứng keo tụ tạo bông phía sau.
b. Ngăn Keo tụ
Nước sau khi điều chỉnh pH chảy qua ngăn keo tụ, tại đây nước thải sẽ phản ứng hóa chất được châm vào qua bơm định lượng, cặn trong nước thải sẽ liên kết lại với nhau, tạo nên các hạt nhỏ li ti.
c. Ngăn Tạo bông
Hóa chất trợ lắng được châm vào ngăn này giúp liên kết các hạt cặn nhỏ lại với nhau, tạo thành các bông bùn lớn.
d. Ngăn Lắng hóa lý
Ngăn lắng được thiết kế đáy dốc, có thể sử dụng cùng ống lắng thu nước hoặc tấm lắng lamen. Bùn lắng xuống đáy bể, được bơm bùn hút về bể chứa bùn.
3. Ưu điểm
- Tính tùy biến cao, thích hợp với mọi địa hình.
- Hiệu xuất xử lý cao.
- Tính đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc lưu lượng xử lý tiêu chuẩn.
- Thiết bị xử lý với giá cả phải chăng và hoạt động ổn định nhất, tiết kiệm cho bạn chi phí ở mức tối đa.
- Có khả năng chịu sự ăn mòn của các loại hóa chất, axit có nồng độ cao, cách điện tốt nên được dùng đặc biệt trong công nghiệp hóa chất.
- Nhẹ dễ vận chuyển, cách điện, dễ sửa chữa, tuổi thọ đến 50 năm.
- Rút ngắn thời gian thi công ngoài công trường.
- Không chiếm diện tích không gian.
4. Một số hình ảnh dự án thực tế lắp đặt một số công trình

Lắp đặt Thiết bị hợp khối 2 dự án lớn: Bệnh viện Bạch Mai 2, Việt Đức 2 do công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công nghệ thực hiện